AcDieu225
co-vang

 

Vietnamese diplomat seeks asylum in Switzerland..Lãnh Sự Đặng Xương Hùng đã xin tỵ nạn chính trị tại Thụy Sĩ...

Updated: 02/03/2014 17:29 | By Agence France-Presse
 

Vietnamese diplomat seeks asylum in Switzerland

A Vietnamese diplomat who was posted at the country's consulate in Geneva said he has sought political asylum in Switzerland
 
Dang Xuong Hung, who served at consulate from 2008 to 2012, when he formally withdrew from the Vietnamese Communist Party, told local Geneva station Leman Bleu on Sunday that he had applied for Swiss asylum last October.
"The Berlin wall fell 25 years ago, but Vietnam is still under a communist regime," he said.
"The Vietnamese Communist Party persists with its aim to continue the dictatorship, to continue with a one-party regime."
Dang, who said he had been working for the Vietnamese foreign ministry since 1983, blamed the one-party system for "the total crisis" Vietnam was experiencing in all areas.
"There is an economic crisis, a political crisis, and crisis in education, in health," he said, adding that he hoped his defection would prompt others to follow his lead.
The news came ahead of a review before the UN's top human rights body of Vietnam's rights record.
In a letter to the Vietnamese delegation attending the so-called Universal Periodic Review before the UN Human rights Council, Dang voiced empathy with diplomats who "care about Vietnam, but are shackled by invisible bonds".
He urged the delegation to openly admit to Vietnam's violations.
"Once we dare speak the truth, we won't have to waste time dishonestly concealing the facts," he wrote.
 
 
Theo hãng tin Pháp AFP hôm nay 03/02/2014, trả lời trong chương trình «Le  grand Genève à chaud» của đài truyền hình Léman Bleu tối qua, cựu lãnh sự  Việt Nam tại Genève, ông Đặng Xương Hùng cho biết đã nộp đơn xin tị nạn  chính trị tại Thụy Sĩ.
 
Ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève từ năm 2008 đến 2012, nói rằng ông đã đến Thụy Sĩ hôm 18/10/2013 và đã nộp đơn xin tị nạn chính trị. Với hành động này, ông tố cáo «sự độc tài» của chế độ Hà Nội, đã «đe dọa và cầm tù» các nhà đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền. Ông hy vọng quyết định này sẽ khiến một số người khác noi theo.
Cựu lãnh sự từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Việt Nam từ năm 1983 và vừa từ bỏ đảng Cộng sản tuyên bố: «Đất nước chúng tôi đã rơi vào một cuộc khủng hoảng toàn diện. Tất cả mọi người đều hy vọng sẽ có thay đổi, nhưng mới đây đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục theo đuổi cách cai trị độc tài và chế độ độc đảng. Cuộc khủng hoảng này là toàn diện vì vừa là khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng chính trị, đồng thời còn trong lãnh vực giáo dục và y tế».
Ông Đặng Xương Hùng đã quyết định hợp tác với phe đối lập Việt Nam, đặc biệt là Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM) được thành lập cách đây 25 năm. Tổng thư ký ủy ban này là ông Nguyễn Tăng Lũy cho rằng việc xin tị nạn của ông Đặng Xương Hùng là một «sự kiện đặc biệt», và nói thêm «Phía cuối đường hầm dường như đã cận kề».
Sự kiện nhà ngoại giao trên xin tị nạn chính trị diễn ra trong lúc Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 5/2 tới sẽ xem xét tình hình thực hiện các quyền cơ bản tại Việt Nam nhân cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ cập (UPR) diễn ra bốn năm một lần.
 
Thụy My
 
 
Nguyên Lãnh sự Ngoại giao Đặng Xương 
 
Hùng Tuyên Bố Bỏ Đảng 
 
 
Nhưng bất chấp, đảng vẫn tiếp tục sao chép – hoặc bị ép buộc tuân theo láng giềng tàn ác phương Bắc: chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Gần đây những bí mật của ông Hồ Chí Minh đã bị phơi bày. Chúng tôi, hầu hết là đảng viên, vẫn thường vui vẻ đùa cợt có những bài vè chế giễu, nhưng rất đúng về nhân vật này. Ông Hồ Chí Minh đã bị nghi ngờ là một người Trung quốc, có tên là Hồ Tập Chương, do Quốc tế cộng sản dựng lên, thay thế cho Nguyễn Ái Quốc, người đã chết năm 1932.
Mọi niềm tin đã bị đánh cắp. Tôi tuyên bố ra khỏi đảng…
 
Dang Xuong Hung
 
Kính gửi : Văn phòng Đảng ủy Bộ Ngoại giao.

Tôi tên là Đặng Xương Hùng
 
Sinh ngày 13/9/1961
 
Vào đảng ngày 28/2/1986
Tôi viết thư này để thông báo tôi từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam.
Tôi đã từng hy vọng cùng với những diễn biến mới đây, đảng Cộng sản Việt Nam sẽ chấp nhận bỏ điều 4 trong Hiến pháp, chấp nhận một sự cởi mở dù là nhỏ trong chính trị, để đưa đất nước ra khỏi vòng luẩn quẩn. Áp dụng một chế độ như Ông Lý Quang Diệu đã làm ở Singapore.
Đấy cũng là hy vọng chung của đông đảo người dân Việt Nam.
Nhưng bất chấp, đảng vẫn tiếp tục sao chép – hoặc bị ép buộc tuân theo láng giềng tàn ác phương Bắc: chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Gần đây những bí mật của ông Hồ Chí Minh đã bị phơi bày. Chúng tôi, hầu hết là đảng viên, vẫn thường vui vẻ đùa cợt có những bài vè chế giễu, nhưng rất đúng về nhân vật này. Ông Hồ Chí Minh đã bị nghi ngờ là một người Trung quốc, có tên là Hồ Tập Chương, do Quốc tế cộng sản dựng lên, thay thế cho Nguyễn Ái Quốc, người đã chết năm 1932.
Mọi niềm tin đã bị đánh cắp. Tôi tuyên bố ra khỏi đảng.
Ngày 5/12/2013
Đặng Xương Hùng
 
 
 
Nguyên Lãnh sự Ngoại giao nói về UPR
 
Mới đây một bài viết của tác giả Đặng Xương Hùng, nguyên Lãnh sự Việt Nam tại Geneve Thụy sĩ, Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam viết cho phái đoàn trong nước sắp sang điều trần trong phiên họp Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) của Liên Hiệp Quốc vào ngày 5 tháng Hai sắp tới, với những lời lẽ chân thành kêu gọi sự thay đổi thái độ của họ. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn ông Đặng Xương Hùng tác giả bức thư để làm sáng tỏ thêm về việc làm ý nghĩa này.

Mặc Lâm: Thưa ông, xin ông cho biết động lực nào thúc đẩy ông viết bức thư gửi cho những người trong nước sắp tham gia vào buổi kiểm điểm định kỳ hoạt động nhân quyền của Việt Nam sắp tới tại Liên Hiệp Quốc. Chắc chắn rằng bức thư sẽ gặp phản ứng dữ dội từ nhà nước mặc dù ông tuyên bố đã bỏ đảng và chấp nhận tỵ nạn chính trị. Ông có thể chia sẻ thêm về việc làm này của ông hay không?
Danh Xuong Hung
 
Ông Đặng Xương Hùng
 
Tôi thấy đồng nghiệp của tôi là những người rất thông minh, rất giỏi họ được đào tạo và được ra nước ngoài, được tiếp xúc với bên ngoài họ hiểu thế nào là thế giới văn minh và tất nhiên họ cũng biết sự vô lý của chủ nghĩa Mác Lênin. Họ chưa thể có quyết định trong lúc này bởi vì cái thế của họ rất khó cho việc đó.Đặng Xương Hùng: Tôi là người trong cuộc. Tôi là lãnh sự Việt Nam tại Geneve và thấy rằng dấu hiệu biến chuyển trong tình hình vừa rồi nhất là chuyện mà họ khăng khăng giữ lại điều 4 hiến pháp. Họ làm cho Quốc hội trở thành một chi bộ của đảng Cộng sản thì tôi nghĩ rằng mình phải ra đi. Việc tôi ra đi tôi chỉ chống lại Đảng cộng sản thôi chứ tôi không chống lại con người.
Cái hướng của tôi tập trung vào thái độ của những người hiện nay ở Bộ ngoại giao cũng như các bộ khác. Bởi vì các đoàn từ trong nước sang gồm rất nhiều bộ ngành. Với 11 bộ ngành và khoảng 30 người. Những cuộc họp ở trong nước đã rất cụ thể rồi và sự chuẩn bị của họ cũng chỉ lập lại bài bản như ngày xưa thôi nhưng lần này vai trò có khác vì Việt Nam đã ở trong Hội đồng Nhân quyền rồi và đó cũng là một yếu tố thuận lợi cho chúng ta.

Mặc Lâm: Ông nghĩ sao về các cá nhân từ Việt Nam sang kết hợp với những đoàn thể từ nhiều nước đang vận động để Liên Hiệp Quốc chú ý về việc kiểm điểm của Việt Nam vào ngày 5 tháng 7 sắp tới?
Đặng Xương Hùng: Đã có phái đoàn của những chàng trai cô gái tôi thấy rất thông minh, dõng dạc. Họ đưa ra những thông số, những dữ liệu về những vi phạm nhân quyền trong Việt Nam, như thế là tốt rồi. Còn việc làm ở đây làm sao cho nó hiệu quả thì phải theo dõi thái độ của đoàn Việt Nam. Nếu có cơ hội tiếp xúc thì nên giải thích cho họ rằng việc làm của họ chỉ có tác dụng bao che cho những tội lỗi, những vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam thôi chứ chả có tác dụng gì cho nhân dân Việt Nam cả. Chỉ càng kéo dài thời gian mong đợi của người dân cho một nước Việt Nam dân chủ, nhân quyền và tiến bộ đối với cộng đồng Quốc tế.

Mặc Lâm: Theo ông thì phái đoàn này nên làm gì với đoàn của chính phủ Việt Nam và qua kinh nghiệm của mình ông góp ý với cả hai phía trong và ngoài nước như thế nào?
Đặng Xương Hùng: Thái độ của họ trong kỳ này nên bớt đi sự o bế các nước Troika. Có ba nước Troika làm như trọng tài, ba nước ấy được bốc thăm. Việt Nam bốc thăm ra ba nước Troika là Keyna, Kazakhstan và Costa Rica. Họ dùng đại sứ và ngoại giao để o bế, mặc cả các nước này bằng cách mời cơm rồi trao đổi rằng các ông dễ dãi cho Việt Nam thì về sau này tới phiên các ông kiểm điểm nhân quyền thì Việt Nam sẽ làm tương tự trở lại. Tức là có sự mặc cả. Đó là việc chúng ta cần tác động.
Cần phải gặp các phái đòan của Keyna của Kazakhstan, Costa Rica để nói với họ đừng chấp nhận những cái gợi ý nhỏ nhen của đoàn Việt Nam. Các nước Troika cần giữ vai trò trọng tài của mình, hết sức vô tư trong vai trò trọng tài cho Việt Nam này. Chúng ta cần họ vô tư vì thời gian rất có hạn do đó nếu sự trình bày của ba nước Troika này có hướng dành cho đoàn trong nước thì thời gian dành cho phái đoàn bên ngoài có khả năng làm thay đổi thái độ và sức mạnh ép được nhân quyền Việt Nam không đủ thời gian để lên tiếng trình bày sự đàn áp nhân quyền của Việt Nam.

Mặc Lâm: Nhận xét của ông về yếu tố tác động phương Tây hiện nay để họ chú ý hơn về tình hình đàn áp nhân quyền Việt Nam đủ mạnh hay chưa và nếu không thì làm cách nào để thay đổi?
Đặng Xương Hùng: Nhân tố các nước có thể làm thay đổi được tình hình nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam là nhân tố nước lớn. Khi tôi sang đây tôi nhận thấy rằng các bản tin của Châu Âu nói chung là rất xao nhãng tình hình của Việt Nam. Thí dụ như Việt Nam thông qua hiến pháp và những gì xảy ra tại Việt Nam nói chung. Tất nhiên không phải ta là người Việt mà lại tô vẽ Việt Nam không có nhân quyền nhưng đó là sự thiếu thông tin và xao nhãng của các nước phương Tây đối với tình hình Việt Nam. Hiện nay họ còn rất nhiều những quan tâm nào là căng thẳng Trung Nhật, rồi Bắc Triều tiên, Syria hay Iran, Ukraine… tất cả những thứ đó khiến họ quan tâm hơn do đó họ xao nhãng đối với Việt Nam.

Mặc Lâm: Quay lại với bức thư ông gửi cho những người sắp sang tham dự buổi kiểm điểm nhân quyền. Xin ông cho biết nội dung quan trọng nhất của ông muốn chuyển tải tới họ là gì?
Đặng Xương Hùng: Bạn bè tôi những người trong đoàn có rất nhiều người tôi kính trọng và khâm phục. Tôi chỉ phân tích cho họ thay đổi thái độ thôi. Thái độ thay đổi là rất quan trọng để cho họ hiểu rằng tại sao Quốc tế người ta bắt các nước phải kiểm điểm nhân quyền của từng nước trên toàn cầu trong những kỳ như hiện nay như đối với Việt Nam.
Bởi vì con người và quyền của con người là quan trọng nhất đối với thế giới văn minh. Đây mục tiêu của cả nhân loại chứ không phải chỉ nhằm vào Việt Nam mà thôi. Họ không cố đưa ra để kiểm điểm Việt Nam và tạo sức ép để Việt Nam thay đổi mà đây là cái chung. Nếu các anh các chị cứ tiếp tục theo lối cũ là soạn ra một bài đọc rồi cố mà chống đỡ để giảm nhẹ những việc đàn áp nhân quyền của mình là không thể được.

Mặc Lâm: Theo kinh nghiệm riêng xin ông cho biết trong khi ra trình bày trước Liên Hiệp Quốc như vậy thì phái đoàn có hỏi xin ý kiến hay báo cáo nhanh nhất về những diễn tiến trong buổi kiểm điểm tới cấp cao nhất trong Bộ chính trị hay không? và khi về nước thì các báo cáo này sẽ gửi như thế nào?
Đặng Xương Hùng: Bên kia người ta không biết vì khi về luôn luôn đoàn báo cáo là thành công. Là các nước phản ứng rất hạn chế đối với nhân quyền Việt Nam. Chúng ta đi chuyến này đã bảo vệ được, vẫn giữ được cái điều thế giới phương Tây không thể áp đặt giá trị nhân quyền của phương Tây cho Việt Nam bởi vì dân trí của Việt Nam vẫn còn thấp.
Xong rồi làm bản báo cáo, báo cáo lên trên thì trên lại tiếp tục đàn áp. Thế thì cái lỗi này là lỗi của người đang thi hành nhiệm vụ tức là mình không ghi chép thái độ của các nước khác để mà ghi vào báo cáo mà lại gửi bản báo cáo cho lãnh đạo không thể hiện được cái sùng sục cũng như ý của các nước phương Tây đối với vấn đề nhân quyền Việt Nam. Nó không thể hiện trong báo cáo đó. Đoàn này cũng gặp ông lãnh đạo, đoàn kia tô vẽ kéo thành công về phía mình, đưa ra những dữ liệu báo cáo lên trên là chúng tôi đã có sáng kiến này, có sáng kiến kia.

Mặc Lâm: Vâng, xin cám ơn ông Đặng Xương Hùng.
Vừa rồi là cuộc phỏng vấn ông Đăng Xương Hùng, nguyên là Lãnh sự Việt Nam tại Geneve Thụy sĩ, Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam. Chúng tôi sẽ trở lại với một câu chuyện khác của ông khi chính thức từ bỏ đảng Cộng sản mà ông đã theo trong nhiều chục năm, mời quý vị đón xem.

 

 

225

Backgrounds